Niềng răng được coi là phương pháp chỉnh nha hiệu quả được nhiều người biết đến và sử dụng. Niềng răng không chỉ giúp bạn có hàm răng đẹp hơn mà còn giúp bạn có nụ cười tỏa nắng hơn. Tuy nhiên người niềng răng nên đặc biệt lưu ý tới chế độ ăn vì răng mới niềng còn yếu và răng sẽ bị ê buốt. Vậy trong thời gian niềng răng nên ăn gì và lưu ý những điều gì? Trong bài viết này, Đẹp và Lành sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Niềng răng nên ăn gì?
Sau khoảng 1 tuần đầu niềng răng, bạn sẽ cần tới bác sĩ nha khoa hoặc các chuyên gia nha khoa để tiến hành kiểm tra răng và xiết răng. Quá trình siết răng sẽ khiến răng bạn phải chịu một lực tác động tương đối lớn khiến bạn có cảm giác đau và căng tức răng. Do đó, đồ ăn cho người sau niềng răng tốt nhất nên đảm bảo các tiêu chí sau: Giàu dinh dưỡng, mềm, lỏng và hạn chế mảnh vụn. Một số thực phẩm nên dùng cho người sau niềng răng bạn có thể tham khảo:
- Một số món ăn được làm từ nguyên liệu mềm như: các loại phô mai, sữa, bơ mềm, sữa chua,….
- Vitamin D rất tốt cho sức khỏe răng miệng nên bạn có thể bổ sung thêm vitamin D trong bữa ăn. Một loại đồ ăn có chứa vitamin D phổ biến: đồ ăn làm từ trứng.
- Thực phẩm dễ ăn và bổ dưỡng như: bánh mỳ, bánh ngọt không chứa hạt. Đồ ăn này rất mềm nên bạn sẽ không cần phải lo ảnh hưởng tới răng miệng.
- Các loại đồ ăn được nấu nhừ và ninh như là: bún, cháo, bún, phở,….
- Các loại thịt như: thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm và hải sản,… nên được cắt nhỏ và chế biến mềm.
- Rau củ quả, đậu phụ, các món nghiền như bí đỏ nghiền, khoai tây nghiền,…
- Bạn cũng có thể ăn các loại kem nhưng nếu bạn bị ê buốt răng khi niềng răng thì nên hạn chế loại thực phẩm này.
- Kem, chocolate và các loại bánh như: brownies, cookies mềm.
Mới niềng răng nên kiêng gì?
Cùng với việc biết những loại thực phẩm nên ăn khi niềng răng, bạn cũng cần phải biết mới niềng răng nên kiêng gì. Không giống với răng bình thường. Khi niềng răng, răng bạn cần thời gian để làm quen với các loại mắc cài và cần thời gian để chúng hồi phục dần dần. Do đó, bạn cần phải để ý và chăm sóc răng miệng cẩn thận hơn. Dưới đây, sẽ là một loại đồ ăn, đồ uống bạn cần phải kiêng khi mới niềng răng:
- Kẹo dẻo
- Các loại trái cây cứng và giòn
- Nước đá
- Kẹo cao su
- Khoai tây chiên
- Bánh quy cứng và nhiều loại hạt
- Kẹo cứng
- Quả hạch và các loại hạt cứng
- Các loại bánh dẻo như: bánh nếp và các loại xôi chiên, bánh mỳ vỏ cứng,…
- Các loại đồ ăn quá nóng như lẩu và canh nóng.
Đặc biệt, bạn cần tránh những loại đồ ăn cứng. Khi ăn đồ ăn cứng cơ răng và hàm phải vận động mạnh dẫn tới các móc cài sẽ bị xô lệch ảnh hưởng tới hiệu suất chỉnh nha. Khi đó răng của bạn sẽ tăng cảm giác đâu và cấu trúc hàm sẽ ảnh hưởng theo. Khay niềng răng có thể sẽ bị đứt và bụng tự động trong quá trình nhai thức ăn.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại đồ ăn có đường và gas trong thời gian niềng răng. Đường trộn với nước bọt sẽ tạo nên một lớp màng dính bao phủ răng và mắc niềng. Điều này sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng và móc niềng răng khó hơn.
Một vài lưu ý trong chăm sóc răng miệng trong thời gian đang niềng răng
Trong thời gian đang niềng răng bạn cần lưu ý những điều gì ngoài việc cần nắm niềng răng nên ăn gì và kiêng gì?. Ngay dưới đây, Đẹp và Lành sẽ giúp bạn giải đáp ngay bây giờ:
Lưu ý 1: Đánh răng
Răng niềng khó để làm sạch hơn răng thường vì vướng móc cài. Vì vậy, bạn có cần phải kiên nhẫn và vệ sinh răng niềng hơn. Chải răng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ tối đa vi khuẩn bám trên răng và trên khung niềng. Bạn cũng nên thay bàn chải đánh răng tối đa 3 tháng/lần. Đối với răng niềng bạn nên chải răng 2-3 lần/ngày. Không nên chải răng quá mạnh, nên chải răng theo chiều dọc hay chuyển động tròn để loại bỏ vi khuẩn. Ngoài chải răng bạn có thể kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa để tăng hiệu quả làm sạch. Thời điểm vệ sinh răng miệng hợp lý nhất là 30 phút sau khi ăn.
Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng
Lưu ý 2: Chăm sóc phần mô mềm
Những phần mô mềm như má, môi và lưỡi là những phần có thể bị tổn thương do phải tiếp xúc trực tiếp với mắc cài và khung niềng. Vì vậy, bạn cũng nên chú ý vệ sinh sạch sẽ những phần này. Tốt nhất bạn nên vệ sinh chúng một cách nhẹ nhàng và cẩn thận. Trong trường hợp mô mềm bị đau do các mắc cài chọc vào bạn nên sáp nha khoa bôi lên mặt ngoài nơi mô bị đau. Tuyệt đối không được tự chỉnh móc cài mà bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của các nha sĩ nhé.
Lưu ý 3: Vấn đề ăn uống
Như đã đề cập ở trên, trong suốt quá trình niềng răng bạn nên tránh những loại đồ ăn quá cứng (các loại hạnh nhân, bánh quy cứng, kẹo cứng,…), dai, kích thước lớn hoặc các loại đồ ăn quá dẻo (bánh dẻo, bánh nếp, xôi nếp, kẹo dẻo,…). Những loại đồ ăn này sẽ tác động lên trực tiếp lên cơ hàm ảnh hưởng xấu tới quá trình chỉnh nha.
Thay vào đó, bạn nên ăn những loại thực phẩm mềm và đầy đủ dinh dưỡng như: tinh bột mềm, nước ép trái cây, cháo, rau củ quả mềm,…
Lưu ý 4: Tập thể thao
Các môn thể thao có thể vô tình khiến vùng mặt bạn bị chấn thương gây ảnh hưởng xấu tới khung niềng răng. Do đó bạn cần tránh chơi những môn thể thao mang tính đối kháng như: bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, đấu vật, boxing,… Để tránh hậu quả không đáng có bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, sử dụng đồ bảo hộ và tới cơ quan thăm khám ngay khi xảy ra sự cố.
Lưu ý 5: Cách giảm đau
Trong những ngày đầu niềng răng, răng bạn có khả năng sẽ bị đau nhức và có cảm giác ê buốt. Để cải thiện tình trạng này bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng cho niềng răng để súc miệng giảm tình trạng đau và ê buốt.
Lưu ý 6: Bạn cần chú ý phải tái khám định kỳ
Cách tốt nhất để các bác sĩ có thể nắm bắt rõ tình hình niềng răng là bạn cần phải tái khám đúng định kỳ.
Một hàm răng đẹp, nụ cười tươi sáng, rạng rỡ là ước mơ của rất nhiều người, với phương pháp niềng răng bạn hoàn toàn có thể đạt được điều đó. Hy vọng với những chia sẻ của Đẹp và Lành vừa rồi sẽ giúp hiểu hơn về niềng răng nên ăn gì và nên kiêng đồ ăn gì, mong bạn tự tin hơn trong quá trình niềng răng.